Có nên che cục nóng điều hòa hay không?

Dạo gần đây có nhiều bạn đều thắc mắc chung một câu hỏi là "Có nên che cục nóng điều hòa hay không?" Để giải đáp thắc mắc này của các bạn Trung Tâm Điện tử Điện lạnh Quảng Ninh chia sẻ bài viết như sau. Cùng theo dõi nhé!

1. Cục nóng điều hòa để ngoài trời có sao không, có bị hư hỏng không? 

Về cơ bản, cục nóng điều hòa bắt buộc phải lắp đặt bên ngoài trời để giúp chuyển hơi nóng từ trong phòng ra môi trường bên ngoài (gọi là tản nhiệt). Hơn nữa, vỏ ngoài cục nóng máy lạnh đều được sản xuất từ chất liệu tốt để bảo vệ các linh kiện bên trong. Do đó, việc lắp đặt cục nóng ở ngoài trời không ảnh hưởng gì đến khả năng vận hành và tuổi thọ của thiết bị.

》》Xem thêm: Những cách nhận biết khi điều hòa bị xì Gas?

2. Có nên che cục nóng máy lạnh hay không?

Việc cục nóng điều hòa để ngoài trời nắng, mưa lâu ngày mà không che chắn có thể gây ra nhiều vấn đề trục trặc như:

Nếu không che chắn cục nóng dễ bị lá cây vướng vào hoặc các côn trùng chui vào dẫn đến tình trạng hư hỏng linh kiện bên trong.

Nếu cục nóng tiếp xúc trực tiếp với nước mưa hoặc nắng to cũng làm giảm hiệu suất hoạt động của thiết bị, dễ bị hư hỏng và tốn chi phí bảo trì hay mua mới.

Vậy có nên che cục nóng điều hòa? Câu trả lời là có. Bạn nên lắp đặt cục nóng của máy lạnh ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, nên thiết kế một mái che riêng cho dàn nóng để tránh được các tác động của môi trường bên ngoài làm giảm hiệu suất, tuổi thọ thiết bị.

Người tiêu dùng nên thiết kế mái che cho dàn nóng điều hòa để thiết bị hoạt động tốt và bền bỉ hơn.
Người tiêu dùng nên thiết kế mái che cho dàn nóng điều hòa để thiết bị hoạt động tốt và bền bỉ hơn.

3. Vị trí lắp đặt cục nóng giúp máy lạnh hoạt động tốt

Như đã đề cập ở phần trên, dàn nóng điều hòa có thể để ngoài trời. Tuy nhiên, khi lắp đặt cục nóng ở ngoài trời bạn nên lưu ý một số điều sau để thiết bị hoạt động tốt, hạn chế tối đa hư hỏng:

Lắp cục nóng ở nơi thông thoáng: Khi lắp đặt dàn nóng, bạn cần đặt thiết bị ở nơi có không gian rộng để đảm bảo cục nóng thoát nhiệt tốt trong quá trình hoạt động. Nếu đặt ở không gian hẹn, bạn nên lắp sao cho phía sau cục nóng cách tường 10 cm, phía trước dàn nóng cách tường ít nhất 10cm.

Không lắp đặt sát mặt đất: Việc lắp cục nóng sát mặt đất sẽ làm thiết bị ngập nước khi trời mưa ảnh hưởng đến linh kiện bên trong. Ngoài ra, khi cục nóng ở sát mặt đất có thể tiếp xúc với bụi bẩn, côn trùng dễ gây hư hỏng linh kiện thiết bị. Do đó, bạn không nên lắp dàn nóng sát mặt đất.

Hướng gió thổi vuông góc với quạt của cục nóng: Bạn cần chọn nơi lắp cục nóng có hướng gió vuông góc với hướng quạt. Vì gió sẽ thổi nhiệt của máy đi, giúp dàn nóng tản nhiệt nhanh và ít tốn điện hơn.

Tránh lắp đặt cục nóng dưới tán cây: Cây thường có nhiều lá rụng và côn trùng, nếu lắp đặt cục nóng ở dưới tán cây thì lá và côn trùng có thể rơi vào gây tắc nghẽn cục nóng. Do đó, bạn nên hạn chế lắp đặt cục nóng điều hòa dưới tán cây, vườn hoa,...

Tránh đối kháng gió với các thiết bị điện tử khác: Tình trạng đối kháng gió xuất hiện khi hai thiết bị đặt đối diện nhau. Điều này gây ra hiện tượng nhiễu điện từ, có thể tạo ra sự cố hoặc làm giảm hiệu suất của thiết bị. Để điều hòa không bị đối kháng gió, bạn cần tránh đặt hai cục nóng đối diện nhau hay lắp đặt ở nơi có gió quá mạnh, nhiều cát và bụi,...

Lắp đặt ở vị trí dễ vệ sinh: Bạn nên lắp đặt điều hòa ở vị trí thấp để dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ, từ đó tiết kiệm nhiều thời gian và công sức.

Không được lắp cục nóng cao hơn dàn lạnh: Trong quá trình vận hành, nước ở dàn lạnh sẽ chảy xuống cục nóng. Do đó, nếu cục nóng cao hơn dàn lạnh thì nước sẽ không chảy xuống và gây ra tình trạng rò rỉ nước hoặc hỏng hệ thống làm lạnh. Bên cạnh đó, khoảng cách từ dàn nóng đến dàn lạnh tối thiểu là 23cm, đường ống độ dài tối thiểu là 300cm.

Vị trí lắp đặt cục nóng giúp máy lạnh hoạt động tốt
Vị trí lắp đặt cục nóng giúp máy lạnh hoạt động tốt

》》Xem thêm: Tại sao điều hòa bị chảy nước? Cách khắc phục hiệu quả

4. Cách che cục nóng máy lạnh đúng cách

Lo lắng việc cục nóng để ngoài trời nắng, mưa,... có thể làm hư hỏng thiết bị, nên nhiều người đã che chắn kín và kỹ máy lạnh. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến lượng không khí hút vào và lưu thông bị hạn chế, từ đó khả năng làm lạnh của cục lạnh bên trong giảm và gây tốn điện năng hơn. Theo đó, tốt nhất bạn nên làm mái che, tránh phủ kín cục nóng để máy hoạt động tốt nhất nhé.

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã biết có nên che cục nóng điều hòa hay không cũng như các lắp đặt dàn nóng máy lạnh đúng. Bạn cần thêm thông tin về các lỗi điều hòa thì bạn hãy truy cập qua chuyên mục kiến thức điện tử điện lạnh nhé!